Hàm răng nằm ở “mặt tiền” của khuôn mặt nên ngoài chức năng nhai thức ăn, hàm răng còn có chức năng thẩm mỹ rất lớn. Khi răng bị mẻ, bạn nên trám lại ngay để đảm bảo sức nhai đều cho hàm răng đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.
>> hàn trám răng sâu cho trẻ em
>> trám răng sâu cho trẻ em có đau không
>> trám răng sâu cho trẻ em có lâu không
Hiện nay, có nhiều phương pháp trám răng với nhiều chất liệu khác nhau. Trong trường hợp của bạn là bị mẻ răng cửa thì bạn nên trám răng với chất liệu Composite bởi vì chất liệu này vừa an toàn, không độc tố mà còn mang tính thẩm mỹ cao bởi màu sắc của chất liệu Composite rất giống với màu của răng thật.
Khi trám răng mẻ bằng Composite, bạn có thể yên tâm bởi chất liệu Composite rất an toàn, không có độc tố. Tuy nhiên, sau 5-7 năm, chất liệu Composite sẽ bị chuyển màu, thêm vào đó Composite sẽ bị nóng, lạnh khi gặp thức ăn nóng hoặc lạnh. Vì vậy bạn nên thay miếng trám Composite sau 5-7 sử dụng.
Nếu răng của bạn bị mẻ miếng lớn thì bạn nên bọc răng sứ để giữ tính bền chắc cũng như thẩm mỹ cho răng.
Sau khi trám hoặc bọc răng sứ cho răng bị mẻ bạn nên lưu ý những vấn đề sau để kết quả trám răng như ý:
Dù trám răng hay bọc răng sứ thì bạn cũng nên lưu ý không nên cắn, nhai những thức ăn quá cứng, dai, dẻo ở vị trí răng phục hồi bởi rất có khả năng những thức ăn này sẽ ảnh hưởng đến răng phục hồi.
Vệ sinh răng sạch sẽ và đúng cách để hạn chế răng và các bệnh răng miệng khác. Bạn nên dùng kem đánh răng có chứa chất Flour, bàn chải có lông mềm vừa phải, khi đánh răng nghiêng bàn chải một góc 45 độ để làm sạch kẽ răng. Chải đều các mặt răng và vệ sinh mặt lưỡi để đảm bảo sạch vi khuẩn
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
Định kỳ cạo vôi răng 6 tháng / 1 lần
Định kỳ khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/ 1 lần.
0 Nhận Xét