Giải pháp điều trị sâu răng hàn trám răng sâu cho trẻ em

Vỹ Seo 21:47

Nếu trẻ bị sâu răng nhưng không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển nặng hơn, dẫn đến tình trạng răng đau nhức kéo dài, viêm lợi, viêm tủy, hoại tử tủy, áp xe chân răng, thậm chí là mất răng… Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Do đó, điều trị răng sâu cho trẻ là việc làm rất cần thiết, cần được thực hiện càng sớm cần tốt.

Khi trẻ bị sâu răng hàm
Trám răng cho béHiện nay, đối với trường hợp răng của trẻ bị sâu thì cách điều trị tốt nhất chính là hàn trám răng sâu cho trẻ em. Phương pháp này sẽ giúp trẻ ngăn chặn sự phát triển của vết sâu một cách hiệu quả nhất, đảm bảo răng luôn được bảo vệ an toàn khỏi vi khuẩn và những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Sau khi trám bít lỗ sâu, hình dáng và chức năng ăn nhai của răng sẽ được khôi phục hoàn toàn.

Quy trình hàn trám răng sâu cho trẻ em cũng được thực hiện tương tự như người lớn, tuy nhiên thời gian có thể kéo dài hơn một chút. Trước khi tiến hành trám bít lỗ sâu, trẻ được thăm khám tổng quát để xác định tình trạng sâu răng như thế nào, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim x-quang để xem xét vết sâu có làn vào tủy không, có gây ảnh hưởng đến xương hàm hay không.

Tiếp theo, bác sĩ tiến hành nạo vét và làm sạch lỗ sâu bằng những dụng cu chuyên dụng, đảm bảo không xâm phận đến các mô răng còn khỏe mạnh. Trước khi loại bỏ phần răng bị hư hỏng, trẻ sẽ được tiêm thuốc tê vào vị trí chiếc răng cần điều trị. Điều này giúp trẻ không cảm thấy khó chịu hay đau nhức trong suốt quá trình hàn trám răng.

Bác sĩ cách ly chiếc răng sâu của trẻ ra khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đế cao su. Sau đó, xứ lý bề mặt răng bằng dung dịch Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel để làm tăng độ bám dính của vật liệu trám bít, đây là một bước rất quan trọng trong quy trình hàn trám răng sâu cho trẻ em.


Trước khi hàn trám răng sâu cho trẻ em uy tín, bác sĩ sẽ vệ sinh và làm sạch chiếc răng sâu cho bạn.

Với dụng cụ chuyên dụng, chất trám được đổ đầy vào lỗ sâu hoặc đặt lên phần răng bị hư hỏng đã làm sạch. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo hình chính xác và chiếu ánh sáng laser để làm đông cứng chất trám bằng phản ứng quang trùng hợp. Cuối cùng, tháo bỏ phần đế cao su, trẻ sẽ được kiểm tra khớp cắn, nhằm điều chỉnh giúp cho trẻ có cảm giác ăn nhai thoải mái, không bị cộm cấn hay khó chịu.


Vật liệu hàn trám được làm đông cứng bằng ánh sáng laser.
Lưu ý quan trọng sau khi hàn trám răng sâu cho trẻ em?

Sau khi hàm trám răng sâu cho trẻ em, để vết trám có tuổi thọ cao, không bị bong trước khi ăn nhai, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, mịn, dễ nhai, không bám dính, ít tinh bột và ít đường… Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng. Vì chúng sẽ khiến chất trám sẽ bong sút, gãy vỡ.

Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, ít đường, ít tinh bột… sau khi hàn trám răng.

Sau khi mới trám răng xong, cha mẹ không nên cho trẻ va chạm hay tác động lực mạnh vào chiếc răng mới trám. Bởi vì, điều này sẽ khiến miếng trám dễ bị lệch khỏi vị trí.

Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên từ 2 – 3 lần/ ngày, hướng dẫn cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng đúng cách.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đau nhức, cộm cấn, khó chịu, sưng tấy hay bong sút thì cha mẹ cần đưa trẻ đi tái khám ngay, lúc này bác sĩ sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời.

Hãy đến bác sĩ nha khoa ngay nếu trẻ cảm thấy đau nhức, cộm cấn và khó chịu tại vị trí trám răng.

Hy vọng với những chia sẻ của Nha khoa KIM về vấn đềhàn trám răng sâu cho trẻ em, các bậc cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho con trẻ tốt hơn rồi phải không nào. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa KIM, nếu bạn vẫn còn vấn đề về răng hàm mặt cần được tư vấn.

Previous
Next Post »
0 Nhận Xét