Chứng bệnh mắt lồi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mắt như mù lòa. Nếu không quan tâm sau có thể gây biến chứng nặng, vậy mắt lồi phải làm sao để khắc phục. Cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Biểu hiện của bệnh mắt lồi là gì?
Hiện tượng mắt lồi là do tổ chức hốc mắt bị tăng thể tích choán chỗ nên đẩy nhãn cầu ra phía trước. Độ lồi của nhãn cầu được tính bằng đường chiếu từ đỉnh giác mạc xuống đường thẳng đi ngang qua bờ ngoài của hai hốc mắt. Những biểu hiện của chứng mắt lồi cũng rất đa dạng:– Lồi cả 2 mắt: Đây là tình trạng phổ biến nhất, đôi khi biểu hiện của một bên rõ rệt hơn bên còn lại.
– Mắt lồi một bên: Trường hợp này khá hiếm gặp
– Các mức độ lồi mắt: Độ lồi mắt bình thường của người Việt Nam là 12mm, nếu cao hơn mức đó, bạn đã mắc bệnh mắt lồi và cần phải chữa trị kịp thời.
+ Mức độ nhẹ: Mức độ 1 (từ 13 – 16mm), mức độ 2 (từ 17 – 20mm)
+ Mức độ trung bình: Mức độ 3 (từ 20 –23 mm)
+ Mức độ nặng: Mức độ 4 (trên 24mm)
+ Lồi một mắt: độ lồi phải chênh so với bên mắt còn lại 3mm trở lên.
– Các triệu chứng đi cùng tình trạng mắt lồi: chảy nước mắt sống, luôn có cảm giác chói mắt, bụi bay vào mắt, mắt nóng rát, mắt lồi thường long lanh hơn bình thường, ít chớp mắt và sợ ánh sáng…
>> Bài viết liên quan: đuôi mắt dài có đẹp không?
Mắt lồi phải làm sao?
Tùy từng mức độ lồi mắt, chúng ta sẽ có cách chữa mắt lồi phù hợp:– Mức độ 1: Bạn có thể không cần điều trị.
– Mức độ 2: Cách chữa mắt lồi mức độ này như sau:
+ Đeo kính sẫm màu.
+ Nhỏ các loại Pomade nước mắt nhân tạo để tránh tình trạng khô giác mạc.
+ Nhỏ thuốc nước đặc biệt làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn
– Từ mức độ 3 trở lên: Hiện nay, có 3 phương pháp chính để chữa chứng mắt lồi như sau: uống thuốc Corticoides liều cao, xạ trị và phẫu thuật chữa mắt lồi.
+ Thuốc corticoides: Bạn có thể uống Prednisone 100mg khoảng 20 viên/ngày trong khoảng 5 – 7 tuần. Bạn cũng cần lưu ý cơ địa người Việt khó dung nạp corticoides nên có thể điều chỉnh lượng thuốc uống cho phù hợp, tránh xuất huyết tiêu hóa, phù nề do tích nước.
+ Xạ trị: Bác sĩ dùng máy tạo chất phóng xạ chiếu vào vùng hốc mắt. Lưu ý trong trường hợp này là nó chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh, khi sau hốc mắt đã có sẹo thì cách chữa mắt lồi này không còn tác dụng.
+ Phẫu thuật mắt lồi: Áp dụng khi các cách trên không có hiệu quả. Tùy từng biểu hiện, biến chứng của mắt mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật phù hợp như: khâu cò mí mắt (nâng mí mắt, giảm độ hở của mí mắt), phẫu thuật chỉnh hình (giảm độ co rút của cơ vận nhãn)…
0 Nhận Xét